Buổi lễ diễn ra tại TP HCM, thu hút sự tham gia của trên 100 doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Thứ nhất: quản chấp hàng (quản lý và chấp nhận hàng) tại kho nội địa. OCB giải ngân theo một tỷ lệ cao hơn tỷ lệ trên thị trường do ngân hàng hiểu và nắm trị giá hàng hóa, không cần “thủ hoặc trừ hao rủi ro” hạ tỷ lệ giải ngân như cách làm thông thường.Theo đó, gói tích hợp này sẽ phục vụ cho cả quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua 5 cấu phần:
Thứ hai: khi doanh nghiệp tìm kiếm được hợp đồng đầu ra, ngân hàng tài trợ tiếp cho đối tác của doanh nghiệp thông qua cấu phần tài trợ chuỗi cung ứng, giúp khách hàng tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường (vì đối tác của khách hàng mua được hàng hóa bằng tiền vay từ ngân hàng với tài sản bảo đảm có thể bằng chính hàng hóa đang được thế chấp).
Thứ ba: với cấu phần tài trợ nhập khẩu trọn gói, ngân hàng sẽ phục vụ khách hàng dịch vụ xuyên suốt từ khi mở L/C, làm thủ tục hải quan… khi hàng về, kho bãi, vận tải, logistics, cho vay thanh toán tiền hàng nhập khẩu và nhận quản chấp hàng về.
Thứ tư: với cấu phần tài trợ xuất khẩu, khách hàng có thể vay vốn để phục vụ từ giai đoạn thu mua hàng hóa xuất khẩu, đến khi nhận được tiền thanh toán cho hàng hóa xuất khẩu đó.
Thứ năm: ngân hàng còn cung cấp các dịch vụ bảo lãnh, nộp thuế xuất nhập khẩu trực tuyến (online) có kết nối với hệ thống hải quan toàn quốc.
Theo thống kê của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển thuộc Trường Đại học Kinh tế quốc dân, nhóm các công ty logistics đa quốc gia chiếm khoảng 80% thị phần, nhóm các công ty liên doanh nước ngoài chiếm 18% thị phần, còn lại 2% thuộc về nhóm các tổng công ty, tập đoàn nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Số liệu cho thấy hơn 80% doanh thu từ dịch vụ logistics nước ta không thuộc về doanh nghiệp Việt Nam. Điều này đã dẫn đến chi phí doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu phải chi trả cho hoạt động logistics tại Việt Nam thường cao hơn 1,5 lần so với các nước trong khu vực và cao gấp 2-3 lần so với cùng chi phí tại các nước phát triển, làm các doanh nghiệp xuất nhập khẩu giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.
Bên cạnh đó, cho vay cầm cố hoặc thế chấp hàng hóa là một kênh dẫn vốn khá phổ biến, được rất nhiều doanh nghiệp và ngân hàng chú trọng. Tuy nhiên, trong một vài năm gần đây, một số ngân hàng đã gặp phải không ít khó khăn trong việc quản lý kho hàng, nên ngân hàng bắt đầu trở nên e dè khi cho vay dưới hình thức này. Điều này gây trở ngại cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn với tài sản đảm bảo là hàng hóa.
Trước thực trạng này, OCB và Công ty CP ICD Tân Cảng – Long Bình hợp tác nhằm hoàn thiện cung ứng đầy đủ các dịch vụ cơ bản, dịch vụ giá trị gia tăng và dịch vụ hỗ trợ. Cả hai cùng hướng tới cung ứng các dịch vụ trọn gói hoặc tham gia chuỗi cung ứng của một trung tâm logistics chuyên nghiệp và kiểu mẫu, cộng đồng doanh nghiệp được tiếp cận chuỗi giải pháp tài chính và logistics khép kín, xuyên suốt.
Theo bà Huỳnh Lê Mai – Phó tổng giám đốc OCB, qua chương trình hợp tác giữa ngân hàng và ICD Tân Cảng – Long Bình, ngân hàng có đầy đủ thông tin về hàng hóa để tại kho đối tác ICD Tân Cảng – Long Bình, nên quy trình thẩm định của ngân hành sẽ đơn giản, thủ tục quản chấp, giải chấp nhanh gọn. Cách này còn tiết kiệm được thời gian, chi phí vì chỉ cần giao dịch với một đầu mối và doanh nghiệp không phải giải trình quá nhiều thông tin cho ngân hàng. Với dịch vụ quản lý kho hàng, vận tải, logistics đạt chuẩn mực cao, khách hàng sẽ cảm nhận được sự khác biệt so với cách làm truyền thống. Việc này cũng tạo nên mối quan hệ tin cậy và đồng hành mang tính chiến lược cho cả ba bên khách hàng, nhà cung cấp logistics và OCB.
(Nguồn: OCB)